HM2
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

HM2

HunterClan, ManslayerGroup, HeartlessCorporation and MotherFuckerEntertainment
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Những “lỗi lầm trứ danh” trong khoa học

Go down 
Tác giảThông điệp
KridLuv

KridLuv


Tổng số bài gửi : 72 Gia nhập ngày : 06/10/2010
Tâm trạng : Buồn

Những “lỗi lầm trứ danh” trong khoa học   Empty
Bài gửiTiêu đề: Những “lỗi lầm trứ danh” trong khoa học    Những “lỗi lầm trứ danh” trong khoa học   Icon_minitimeWed Oct 06, 2010 9:40 pm

Như vậy là đâu chỉ có chúng mình mới nhầm lẫn các kiến thức khoa học đâu! Các nhà khoa học với đầu óc siêu phàm đôi khi cũng có "nhầm nhọt" đấy nhé!
Thuật giả kim
Ý tưởng biến chì thành vàng rõ ràng nghe thật là ngớ ngẩn nhưng nếu quay ngược thời gian, bạn sẽ nhìn mọi sự theo cách khác. Nếu chưa từng học môn hóa, chẳng biết gì về các nguyên tử hay các định luật phức tạp, nhiều khả năng bạn cũng sẽ nhầm lẫn như các nhà khoa học thời xưa.
Những “lỗi lầm trứ danh” trong khoa học   0510201001Scientist
Chúng tôi muốn biến chì thành vàng!
Khi nhìn thấy các phản ứng hóa học đầy ấn tượng: là biến màu, biến mùi, tan chảy, bốc hơi hay thậm chí là nổ tung nhiều thứ, các khoa học gia thời cổ tin chắc rằng họ cũng có thể biến thứ kim loại xỉn xỉn kia thành các khối vàng ròng quý giá. Để có thể hoàn thành công việc, họ đã không tiếc công tìm cách chế ra hòn đá tạo vàng và tất nhiên chẳng bao giờ thành công. Nhân tiện, các nhà hóa học thời đó cũng muốn tìm ra thuốc trường sinh bất lão, thứ mà ai cũng thích nhưng cho tới giờ vẫn là điều không tưởng.
Vật nặng sẽ rơi nhanh hơn
Những “lỗi lầm trứ danh” trong khoa học   0510201002Scientist
Không có tháp nghiêng Pisa, chẳng biết tới ngày nào con người mới nhận ra chân lý.
Ngày nay, ai cũng biết đây là điều không đúng nhưng với người thời cổ, nó lại là chuyện tất nhiên, đến mức ngay cả một vĩ nhân như Aristotle cũng nhầm lẫn.
Mãi tới thế kỷ 16, Galileo mới đập tan luận điệu này bằng thí nghiệm nổi tiếng trên tháp nghiêng Pisa của mình. Sang thế kỷ 17. Newton đi xa hơn khi lý giải được điều đó với định luật vạn vật hấp dẫn.
Trái Đất mới chỉ 6.000 năm tuổi
Ngày xửa ngày xưa, Kinh thánh từng được coi là một cuốn sách khoa học. Người ta coi tất cả những gì viết trong đó là đúng đắn mặc dù nhiều khi chúng chẳng có mấy ý nghĩa và thậm chí là sai toét. Việc định tuổi Trái Đất là một ví dụ.
Những “lỗi lầm trứ danh” trong khoa học   0510201003Scientist
Trái Đất: “Tôi già hơn 6.000 tuổi nhiều lắm!”
Vào thế kỷ 17, một học giả tôn giáo đã nghiên cứu sâu về Kinh thánh và nhận ra rằng ngày mọi vật được sinh ra là vào khoảng năm 4.000 trước Công nguyên. Và thế là lý thuyết về việc Trái Đất 6.000 tuổi đã ra đời. Ngày nay, dựa trên các phân tích chi ly, người ta dự đoán rằng Trái Đất đã trải qua tới 4,5 tỉ mùa xuân, gấp rất, rất nhiều lần con số trong Kinh Thánh.
Nguyên tử là hạt nhỏ nhất tồn tại
Thực ra không phải ngày xưa mọi người đều ngốc nghếch như một số người lầm tưởng. Quan điểm về việc vật chất được tạo ra từ các hạt cực nhỏ đã tồn tại từ hàng ngàn năm. Tuy nhiên, các nhà khoa học đều cho rằng nguyên tử là hạt nhỏ nhất và tạo nên mọi thứ.
Những “lỗi lầm trứ danh” trong khoa học   0510201004Scientist
Tưởng nhỏ nhất mà hóa ra không phải.
Phải tới tận đầu thế kỷ 20, các nhà vật lý nổi danh mới phát hiện ra các hạt nhỏ hơn là proton, neutron và electron. Sau đó, con người tiếp tục tiến các bước dài với việc phát hiện ra hạt quark, hạt Higgs, phản electron hay neutrino. Mong rằng người ta không tiếp tục tìm ra thêm các thứ rắc rối khác, nếu không sách giáo khoa vật lý sẽ càng càng dày hơn.
Bác sĩ thời xưa không cần rửa tay
Không biết nên cười hay nên khóc đây khi tới tận thế kỷ 19, các bác sĩ vẫn cho rằng chẳng việc gì phải rửa tay trước khi phẫu thuật. Kết quả là vô số người đã bị hoại tử sau các cuộc mổ xẻ. Các vị bác sĩ thời xưa đổ lỗi cho không khí ô nhiễm thay vì tự buộc tội chính mình.
Những “lỗi lầm trứ danh” trong khoa học   0510201005Scientist
Rửa tay để làm gì nhỉ, có phải là ăn cơm đâu cơ chứ?
Các lý thuyết về vi khuẩn thực ra cũng đã xuất hiện nhưng người ta chẳng mấy chú ý. Phải tới khi Louis Pasteur đưa ra ý kiến rằng bệnh do các vi sinh vật gây ra và đề ra các nguyên tắc vô trùng trong giải phẫu, giới bác sĩ mới bắt đầu nhận ra mình phải làm sạch bản thân trước khi phẫu thuật cho người khác.
Trái đất là trung tâm của vũ trụ
Đây là một trong những điều ảo tưởng lớn nhất của loài người thời xưa. Từ khoảng thế kỷ thứ 2, nhà thiên văn Ptolemy đưa ra quan điểm này và nó được đón nhận ngay lập tức. Ai mà chẳng thích là trung tâm cơ chứ.
Những “lỗi lầm trứ danh” trong khoa học   0510201006Scientist
Ngày xưa ai cũng tin vào mô hình này đấy.
Niềm vui sướng của nhân loại kéo dài khoảng 1.400 năm tới khi nhà thiên văn người Ba Lan Copernicus đưa ra mô hình hệ mặt trời trong đó Trái đất chỉ là một hành tinh quay quanh mặt trời. Trải qua rất nhiều sóng gió đấu tranh và hy sinh mất mát, loài người mới chịu thừa nhận lý thuyết này.
Về Đầu Trang Go down
 
Những “lỗi lầm trứ danh” trong khoa học
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
HM2 :: Giao lưu, làm quen, chia sẻ :: Thế giới đó đây-
Chuyển đến